Xác định giá trị doanh nghiệp
Xác định giá trị doanh nghiệp


1. Tổng quan về thẩm định giá doanh nghiệp:

Thẩm định giá trị Doanh nghiệp được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc:

- Điều tra và phân tích chi tiết các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ

- Đánh giá các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ của công ty

- Xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.

2. Mục đích của thẩm định giá doanh nghiệp

- Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng

- Chứng minh năng lực tài chính

- Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh

- Phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn

- Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

- Thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp

3. Đối tượng sử dụng dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp

- Các công ty tư nhân, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước

- Đã và đang chuẩn bị cổ phần hóa

- Dự kiến sẽ có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn của công ty: sáp nhập, 

liên doanh, liên kết, chuyển nhượng vốn, mua bán công ty hoặc nhượng quyền kinh doanh…

- Chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng

- Đang trên đà phát triển và mở rộng qui mô hoạt động, hoặc có sự thay đổi về tổ chức hoạt động 

sản xuất, kinh doanh. 

4. Các nội dung cần thẩm định giá:

Các khu vực thẩm định chủ chốt trong quá trình “Xác định giá trị Doanh nghiệp”:

- Các yếu tố khách quan:

+ Phân tích ngành

+ Ảnh hưởng của tình hình và xu hướng kinh tế quốc gia

+ Các yếu tố cạnh tranh bên ngoài

- Các yếu tố chủ quan:

+ Các báo cáo tài chính – Đảm bảo độ chính xác.

+ Tài sản – Xác thực giá trị, tình trạng, và quyền sở hữu.

+ Nguồn nhân lực – Xác định điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ nhân viên.

+ Chiến lược bán hàng – Phân tích các chính sách bán hàng, bao gồm các đánh giá về tính hiệu 

quả và không hiệu quả

+ Marketing – Xem xét tính hiệu quả của các chương trình, chiến lược marketing

+ Lĩnh vực hoạt động – đánh giá lĩnh vực hoạt động của công ty

+ Đối thủ cạnh tranh – Hiểu và nắm bắt được các mối đe dọa cạnh tranh tiềm tàng.

+ Hệ thống quản lý nội bộ – hiệu quả chưa? Có cần thiết cải tiến không?

+ Các vần đề về luật pháp - thuế, cơ cấu vốn…

+ Các hợp đồng và hợp đồng cho thuê

+ Hệ thống các nhà cung cấp – Độ tin cậy cũng như các điều khoản thương mại

5. Các phương pháp trong thẩm định giá doanh nghiệp

- Phương pháp giá trị tài sản thuần

- Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức

- Phương pháp chiết khấu lợi nhuận

- Phương pháp chiết khấu dòng tiền

- Phương pháp hệ số giá/thu nhập(P/E).

 
CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT ĐỐI THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

A. Các hồ sơ pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp:

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Giấy chứng nhận đăng ký thuế (MST).

3. Các quyết định, công văn, văn bản liên quan đến mô hình hoạt động của từng Doanh nghiệp.

B. Các tài liệu liên quan để tiến hành thẩm định giá doanh nghiệp:

1. Bảng cân đối kế toán 3 năm (đối với DN sản xuất) và 5 năm (đối với DN dịch vụ) liền kề trước 

khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp (đã 

quyết toán thuế nếu có).

 2.  Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm (đối với DN sản xuất) và 5 năm (đối  với DN dịch 

vụ) liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm tiến xác định giá trị doanh 

nghiệp (đã quyết toán thuế nếu có).

3. Bảng lưu chuyển tiền tệ.

4. Bảng cân đối tài khoản tại thời điểm tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp.

5. Các bảng kê chi tiết các tài khoản:

-  Tiền mặt: bảng kiểm kê quỹ tiền mặt.

- Tiền gửi ngân hàng: Bảng kê tiền gửi Ngân hàng + bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng.

- Các khoản đầu tư ngắn và dài hạn.

- Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn.

- Chi phí trả trước dài hạn.

- Các khoản phải thu.

- Các khoản phải trả.

- Hàng tồn kho.

- Công cụ dụng cụ.

- Các khoản vay ngắn và dài hạn (bảng đối số số dư tiền vay tại ngân hàng).

- Các khoản nợ dài hạn đến hạn trả (bảng đối chiếu)

- Chênh lệch tỷ giá trong thanh toán (nếu có).

- Tài sản cố định.

6.  Bảng kiểm kê tài sản của doanh nghiệp. Trong đó phân loại rõ những tài sản thuê mượn, nhận 

góp vốn liên doanh liên kết; tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý và tài sản đang dùng.

7. Bảng kê chi tiết nguồn vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác (nếu có) như: vốn góp liên 

doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập Công ty TNHH:

- Báo cáo tài chính 5 năm đã được kiểm toán.

- Hợp đồng góp vốn liên doanh.

- Điều lệ thành lập Công ty liên doanh.

- Bảng thống kê lãi liên doanh được chia từ khi được thành lập.

8.  Chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

9.  Tất cả các giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản (bất động sản và động sản) của doanh nghiệp.