Tin tức thị trường
Báo cáo thị trường 15 ngày đầu tháng 5/2016

BỘ TÀI CHÍNH

CỤC QUẢN LÝ GIÁ

_______

Số:130 /QLG-THPTDB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2016

 


BÁO CÁO

 

TÌNH HÌNH GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG

15 NGÀY ĐẦU THÁNG 5/2016

____________

I. TỔNG QUAN

1. Thị trường thế giới: Trong 15 ngày đầu tháng 5/2016 so với cùng kỳ tháng 4/2016, giá các mặt hàng thiết yếu trên thị trường thế giới chủ yếu có xu hướng tăng như: giá chào bán gạo xuất khẩu tại Thái Lan và Việt Nam, giá LPG, giá xăng dầu, giá đường và giá thép; riêng giá phân bón Ure ổn định. Cụ thể như sau:

Tại Thái Lan, loại gạo 5% tấm giá ở mức 398-400 USD/tấn, tăng 20-38 USD/tấn; loại 25% tấm giá ở mức khoảng 388 USD/tấn, tăng khoảng 23-38 USD/tấn. Giá chào bán gạo của Việt Nam, loại 5% tấm dao động ở mức 370-380 USD/tấn, tăng khoảng 5 USD/tấn; loại 25% tấm dao động ở mức 355-365 USD/tấn, tăng khoảng 5 USD/tấn. Giá phân bón Ure (giá FOB) tại một số thị trường chính như Yuzhny, Baltic, Trung Đông, Trung Quốc ổn định. Giá đường thô tại New York giao tháng 7/2016 khoảng 15,35-16,77 Uscent/Lb, tăng khoảng 0,88-1,06 Uscent/Lb; giá đường trắng tại Luân Đôn giao tháng 8/2016 khoảng 440,2-479,8 USD/tấn, tăng khoảng 19,4-23,5 USD/tấn. Giá chào phôi thép dao động ở mức khoảng 430-460 USD/tấn CFR Đông Nam Á, tăng khoảng 20-30 USD/tấn so với tháng trước. Giá LPG do Công ty Aramco của Ả Rập công bố bình quân tháng 5/2016 là 352,5 USD/tấn, tăng 17,5 USD/tấn. Giá xăng dầu bình quân 15 ngày đầu tháng 5/2016 tăng từ 6,59% đến 20,2% tùy từng chủng loại so với cùng kỳ tháng 4/2016.

  2. Thị trường trong nước: Trong 15 ngày đầu tháng 5/2016, một số mặt hàng thiết yếu giá có xu hướng tăng như: thép, LPG, thóc gạo tại miền Nam; các mặt hàng có giá ổn định: thóc gạo tại miền Bắc, đường, xi măng; riêng giá phân bón giảm. Cụ thể như sau:

Tại miền Bắc, giá thóc tẻ thường dao động phổ biến ở mức 6.500-7.500 đồng/kg, giá một số loại thóc chất lượng cao hơn phổ biến ở mức 8.000-9.500 đồng/kg; giá gạo tẻ thường dao động phổ biến ở mức 8.500-14.000 đồng/kg. Tại miền Nam, giá gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm dao động từ 7.750-8.025 đồng/kg, tăng 25-50 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.500-7.775 đồng/kg, tăng khoảng 325-600 đồng/kg. Giá thực phẩm tươi sống tăng, giảm tùy từng mặt hàng: Thịt lợn hơi tăng khoảng 1.000 đồng/kg: Tại miền Bắc, giá phổ biến khoảng 46.000-51.000 đồng/kg; tại miền Nam, giá phổ biến khoảng 43.000 - 48.000 đồng/kg. Thịt gà ta làm sẵn có kiểm dịch, giá phổ biến ở mức 100.000 - 110.000 đồng/kg, giảm 5.000-10.000 đồng/kg; thịt gà công nghiệp làm sẵn ở mức 50.000 - 60.000 đồng/kg, ổn định. Giá hầu hết các loại rau, củ, quả ổn định so với tháng trước. Bắp cải phổ biến 13.000 - 15.000 đồng/kg; khoai tây phổ biến 17.000 - 18.000 đồng/kg; cà chua phổ biến 15.000 - 20.000 đồng/kg. Giá phân bón Ure tại miền Bắc, mức giá phổ biến khoảng 7.500-8.000 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; tại miền Nam, mức giá phổ biến khoảng 7.500-7.700 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Giá đường bán lẻ trên thị trường dao động ở mức 17.000-19.000 đồng/kg. Giá xi măng tại các nhà máy cơ bản ổn định. Giá thép tại một số nhà máy tăng khoảng 500-1.000 đồng/kg tùy từng loại. Giá LPG tăng khoảng 451-455 đồng/kg, tương ứng với mức điều chỉnh tăng khoảng 5.000-5.500 đồng/bình 12kg. Giá xăng dầu trong nước được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng phù hợp với quy định tại công văn số 3835/BCT-TTTN ngày 05/5/2016 của Bộ Công Thương1.

Giá bán vàng 99,99% tại các công ty kinh doanh vàng bạc Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đầu tháng dao động lần lượt ở mức 3,395-3,392 triệu đồng/chỉ, đến giữa tháng, giá vàng tăng nhẹ và dao động phổ biến ở mức 3,405-3,402 triệu đồng/chỉ. Tại ngân hàng thương mại, tỷ giá Đôla Mỹ đầu tháng được niêm yết ở mức mua vào/ bán ra là: 22.250-22.320 đồng/USD, đến giữa tháng tỷ giá có xu hướng tăng, thời điểm giữa tháng được niêm yết ở mức 22.270-22.340 đồng/USD, với cùng mức giảm ở hai chiều mua vào/bán ra là 20 đồng/USD.

II. DIỄN BIẾN GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU

1. LÚA GẠO

- Thị trường thế giới: Trong nửa đầu tháng 5/2016, giá chào bán gạo xuất khẩu tại thị trường Thái Lan và Việt Nam tăng so với cùng kỳ tháng 4/2016. Nguyên nhân do nguồn cung bị ảnh hưởng bởi hiện tượng Elnino và Thái Lan dự kiến sẽ xả kho dự trữ gạo trong tháng 5-6/2016. Tại Thái Lan, loại gạo 5% tấm giá ở mức 398-400 USD/tấn tăng 20-28 USD/tấn; loại 25% tấm giá ở mức khoảng 388 USD/tấn tăng 28 USD/tấn . Giá chào bán gạo của Việt Nam, loại 5% tấm dao động ở mức 370-385 USD/tấn tăng 5 USD/tấn, loại 25% tấm dao động ở mức 355-370 USD/tấn tăng 5 USD/tấn.

Thị trường trong nước:  Tại miền Bắc, giá thóc, gạo tẻ thường ổn định so với cùng kỳ tháng 4/2016. Giá thóc tẻ thường dao động  phổ biến ở mức 6.500-7.500 đồng/kg, giá một số loại thóc chất lượng cao hơn phổ biến ở mức 8.000-9.500 đồng/kg; giá gạo tẻ thường dao động phổ biến ở mức 8.500-14.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá thóc gạo có xu hướng tăng so với cùng kỳ tháng 4/2016. Giá lúa khô tại kho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động từ 5.400-5.500 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm dao động từ 7.750-8.025 đồng/kg, tăng 25-50 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.500-7.775 đồng/kg, tăng khoảng 325-600 đồng/kg. Nguyên nhân giá thóc gạo tại miền Nam có xu hướng tăng một phần do lo ngại tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tiếp tục tác động đến làm giảm nguồn cung tại khu vực này.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2015/2016 dự báo giảm 0,5 triệu tấn xuống còn 470,6 triệu tấn, giảm gần 2% so với năm trước; trong đó, sản lượng gạo Việt Nam niên vụ 2015/2016 ước giảm 0,1 triệu tấn xuống còn 28,1 triệu tấn, năng suất lúa giảm nhẹ do hạn hán gây ra bởi El Nino. Dự báo giá lúa, gạo thị trường trong nước từ nay đến cuối tháng 5/2016 có khả năng tiếp tục tăng.

  2. THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG

Trong nửa đầu tháng 5/2016, giá thực phẩm tươi sống biến động không đều giữa các mặt hàng. Giá thịt lợn hơi tăng nhẹ do nhu cầu xuất sang Trung Quốc tăng trở lại sau Tết Nguyên đán. Giá một số mặt hàng thủy hải sản như tôm sú, tôm thẻ chân trắng tăng nhẹ do ảnh hưởng khí hậu nóng và độ mặn tăng cao nên nguồn cung thấp. Giá một số loại rau củ quả ổn định do thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào. Cụ thể:

Thịt lợn hơi tăng khoảng 1.000 đồng/kg: Tại miền Bắc, giá phổ biến khoảng 46.000-51.000 đồng/kg; tại miền Nam, giá phổ biến khoảng 43.000 - 48.000 đồng/kg.

Thịt lợn mông sấn ổn định: Tại miền Bắc, giá phổ biến khoảng 85.000-95.000 đồng/kg; tại miền Nam, giá phổ biến khoảng 80.000 - 85.000 đồng/kg.

Thịt bò thăn: Giá phổ biến khoảng 260.000 - 270.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg.

  Thịt gà ta làm sẵn có kiểm dịch: Giá phổ biến ở mức 100.000 - 110.000 đồng/kg, giảm 5.000-10.000 đồng/kg; thịt gà công nghiệp làm sẵn ở mức 50.000 - 60.000 đồng/kg, ổn định.

Giá hầu hết các loại rau, củ, quả ổn định so với tháng trước. Bắp cải phổ biến 13.000 - 15.000 đồng/kg; khoai tây phổ biến 17.000 - 18.000 đồng/kg; cà chua phổ biến 15.000 - 20.000 đồng/kg.

Giá một số mặt hàng thuỷ hải sản biến động không đều, có mặt hàng ổn định, có mặt hàng tăng nhẹ: Cá chép phổ biến 70.000 -80.000 đồng/kg, ổn định; tôm sú phổ biến 185.000 - 190.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng khoảng 139.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng/kg; cá quả phổ biến 120.000 - 125.000 đồng/kg, ổn định.

  Về Tình hình dịch bệnh, tính đến ngày 15/5/2016, cả nước còn tỉnh Cần Thơ có ổ dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày; tỉnh Quảng Trị có ổ dịch tai xanh trên lợn chưa qua 21 ngày và không còn tỉnh nào có ổ dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.

Trong thời gian tới, dự báo giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống có thể tiếp tục có xu hướng giảm do nhu cầu thị trường thấp, thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào.

3. PHÂN BÓN URÊ

Thị trường thế giới: Giá phân bón Urê tại một số thị trường chính trên thế giới ổn định trong nửa đầu tháng 5/2016 do nhu cầu thị trường không có nhiều biến động. Cụ thể:          

ĐVT: USD/tấn

Thị trường

15 ngày đầu tháng 5/2016

15 ngày đầu tháng 4/2016

15 ngày T5/2016 so với 15 ngày T4/2016

Yuzhny (FOB)

194-195

194-195

Ổn định

Baltic (FOB)

235-240

235-240

Ổn định

Trung Đông (FOB)

220-225

220-225

Ổn định

Trung Quốc

218-220

218-220

Ổn định

- Thị trường trong nước: Giá phân bón urê trong nước giảm nhẹ so với tháng nửa đầu tháng 4/2016 do nhu cầu thị trường thấp. Tại miền Bắc, mức giá phổ biến khoảng 7.500-8.000 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; tại miền Nam, mức giá phổ biến khoảng 7.500-7.700 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Dự báo trong thời gian từ nay đến cuối tháng 5/2016, giá phân bón trong nước và thế giới có thể có xu hướng giảm nhẹ.

4. ĐƯỜNG

- Thị trường thế giới: Giá đường thế giới giao kỳ hạn tại hai thị trường New York và Luân Đôn trong 15 ngày đầu tháng 5/2016 có xu hướng tăng so với cùng kỳ tháng 4/2016. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài tại các khu vực trồng mía của Brazil – nước sản xuất đường lớn nhất thế giới và tại Ấn Độ - nước sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới nên dự báo sản lượng đường thấp. Cụ thể: Tại New York, giá đường thô giao tháng 7/2016 khoảng 15,35-16,77 Uscent/Lb, tăng khoảng 0,88-1,06 Uscent/Lb; tại Luân Đôn, giá đường trắng giao tháng 8/2016 khoảng 440,2-479,8 USD/tấn, tăng khoảng 19,4-23,5 USD/tấn.

Theo ISO dự báo, sản lượng đường thị trường thế giới trong năm nay sẽ đạt 166,8 triệu tấn, giảm so với mức 171,2 triệu tấn vào năm ngoái. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đường toàn cầu sẽ tăng 1,75% lên mức 171,9 triệu tấn.

- Thị trường trong nước: Giá bán buôn, bán lẻ đường trên thị trường 15 ngày đầu tháng tháng 5/2016 ổn định so với cùng kỳ tháng 4/2016, giá đường RS dao động từ 13.800 - 15.500 đồng/kg; giá bán buôn đường RE ở mức 15.000 - 16.700 đồng/kg. Giá bán lẻ đường trên thị trường dao động ở mức 17.000 - 19.000 đồng/kg.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng nguồn cung đường năm 2016 vào khoảng 1,7 triệu tấn, trong đó đường sản xuất trong nước từ mía khoảng 1,4 triệu tấn. Tổng nhu cầu tiêu dùng khoảng 1,5 triệu tấn.

5. XI MĂNG

Theo Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (TCTCNXM); ước lượng sản xuất của toàn ngành xi măng 15 ngày đầu tháng 5/2016 đạt khoảng 3,2 triệu tấn (TCTCNXM: 0,7 triệu tấn), tăng khoảng 0,6 triệu tấn so với 15 ngày đầu tháng 4/2016. Tổng sản lượng tiêu thụ toàn ngành xi măng 15 ngày đầu tháng 5/2016 ước đạt khoảng 3 triệu tấn (TCTCNXM: 0,8 triệu tấn), tăng khoảng 0,6 triệu tấn so với 15 ngày đầu tháng 4/2016.

Theo báo cáo của TCTCNXM, giá xi măng trong nước 15 ngày đầu tháng 5/2016 ổn định so với 15 ngày đầu tháng 4/2016. Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất cơ bản ổn định nên các nhà máy xi măng giữ ổn định giá bán. Cụ thể giá bán tại nhà máy của các công ty xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam như sau:   

           (ĐVT: đồng/tấn)

STT

Đơn vị

Chủng loại XM (bao)

15 ngày đầu tháng 5/2016

15 ngày đầu tháng 4/2016

Chênh lệch (+/-)

1

Công ty xi măng Hoàng Thạch

PCB30

1.270.000

1.270.000

0

2

Công ty xi măng Hải Phòng

PCB30

1.270.000

1.270.000

0

3

Công ty xi măng Bút Sơn

PCB30

1.270.000

1.270.000

0

4

Công ty xi măng Bỉm Sơn

PCB30

1.270.000

1.270.000

0

5

Công ty xi măng Tam Điệp

PCB40

1.170.000

1.170.000

0

6

Công ty xi măng Hoàng Mai

PCB40

1.250.000

1.250.000

0

7

Công ty xi măng Hải Vân

PCB40

1.325.000

1.325.000

0

8

Công ty xi măng Hà Tiên 1

PCB40

1.705.000

1.705.000

0

(Giá giao trên phương tiện bên mua tại nhà máy và đã có thuế GTGT)

Giá bán lẻ trên thị trường: Theo báo cáo của Sở Tài chính các tỉnh, thành phố, giá bán lẻ xi măng 15 ngày đầu tháng 5/2016 cơ bản ổn định so với 15 ngày đầu tháng 4/2016; tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung hiện phổ biến từ 1.050.000 - 1.550.000 đồng/tấn; tại các tỉnh miền Nam phổ biến từ 1.460.000 - 1.850.000 đồng/tấn.

Giá xi măng xuất khẩu tại Hòn Gai 15 ngày đầu tháng 5/2016 ổn định so với 15 ngày đầu tháng 4/2016 ở mức 46,5 USD/tấn; giá clinker xuất khẩu ở mức 30USD/tấn FOB Cẩm Phả.

Dự báo 15 ngày cuối tháng 5/2016, giá bán xi măng tại các Công ty sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng ổn định.

6. THÉP XÂY DỰNG

  - Thị trường thế giới: Theo Tổng công ty thép Việt Nam, 15 ngày đầu tháng 5/2016, giá một số nguyên liệu thép trên thị trường thép thế giới biến động tăng. Theo đó, giá chào phôi thép dao động ở mức khoảng 430-460 USD/tấn CFR Đông Nam Á, tăng khoảng 20-30 USD/tấn so với tháng trước.

  - Thị trường trong nước: Ước sản lượng thép xây dựng sản xuất, tiêu thụ tháng 5/2016 tăng so với tháng 4/2016; cụ thể: sản lượng thép sản xuất ước đạt khoảng 640 ngàn tấn, tăng khoảng 30 ngàn tấn; sản lượng thép tiêu thụ ước đạt khoảng 690 ngàn tấn, tăng khoảng 40 ngàn tấn.

  Về giá thép tại nhà máy: 15 ngày đầu tháng 5/2016 do giá nguyên liệu đầu vào (phôi thép, thép phế) có biến động tăng nên một số nhà máy sản xuất thép trong nước điều chỉnh tăng giá thép xây dựng khoảng 500-1.000 đồng/kg tùy từng loại; trong khi đó, một số doanh nghiệp lại điều chỉnh giảm mức chiết khấu bán hàng từ 200 - 250 đồng/kg tùy từng loại. Cụ thể giá bán của một số Công ty sản xuất kinh doanh thép như sau:        Đơn vị tính: đồng/kg

Sản phẩm

Miền Bắc

Miền Nam

GTTN

VIS

Thép MN

Vinakyoei

Thép tròn đốt

11.000

11.000

11.000

11.600

Thép cuộn Ф6

10.800

10.750

10.550

11.920

         

(Giá bán tại nhà máy, chưa trừ chiết khấu, chưa có GTGT)

  Về giá thép bán lẻ trên thị trường: 15 ngày đầu tháng 5/2016 giá thép xây dựng tăng khoảng 500 - 1.000 đồng/kg so với tháng 4/2016; cụ thể tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung dao động phổ biến ở mức 12.600 - 14.550 đồng/kg; tại các tỉnh Miền Nam dao động phổ biến ở mức 12.700 - 14.850 đồng/kg.

Dự báo 15 ngày cuối tháng 5/2016giá bán lẻ thép xây dựng tại thị trường trong nước tăng nhẹ.

7. LPG

- Thị trường thế giới: Theo tin Reuters, từ ngày 01/5/2016, giá CP (contract price) trên thị trường thế giới tháng 5/2016 do Công ty Aramco của Ả Rập công bố tăng so với tháng 04/2016. Theo đó, giá CP bình quân tháng 5/2016 là 352,5 USD/tấn, tăng 17,5 USD/tấn (tháng 4/2016: 335USD/tấn), tỷ lệ tăng khoảng 5,22 %.

- Thị trường trong nước: Tổng nhu cầu sử dụng LPG trong nước tháng 05/2016 ước khoảng 116.000 tấn ổn định so với tháng 04/2016. Trong đó, nguồn cung LPG từ sản xuất trong nước của Nhà máy Dinh Cố và Dung Quất ổn định 56.000 tấn (bằng 48,3% nhu cầu); nguồn nhập khẩu ước khoảng 60.000 tấn (bằng 51,7% nhu cầu). Do tác động của giá CP tăng nên các doanh nghiệp trong nước đã điều chỉnh tăng giá LPG trong nước khoảng 451-455 đồng/kg, tương ứng với mức điều chỉnh tăng khoảng 5.000-5.500 đồng/bình 12kg. Theo thống kê của Cục Quản lý giá thì mức điều chỉnh giá LPG do tác động của giá CP của các công ty như sau:

T
T

Tên công ty

Đơn vị tính

Mức giá đăng ký liền kề trước

Mức giá đăng ký tháng này

Mức tăng

Tỷ lệ tăng

Đ/kg

Đồng /bình 12kg

1

Tổng công ty Gas Petrolimex - Công ty cổ phần
(khu vực Hà Nội)

Đồng/tấn

13.277.000

13.728.000

451

 

3,40%

Petrolimex chi nhánh HN

Bình 12kg

286.308

291.720

451

5.412

1,9%

2

Công ty TNHH MTV dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro)

Bình 12kg

268.000

273.500

458

5.500

2,1%

3

Tổng Công ty khí Việt Nam-CTCP
Công ty kinh doanh sản phẩm khí

Đồng/tấn

11.382.525

11.837.306

455

 

4,0%

4

Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc

Đồng/tấn

(Hải Phòng)

12.739.203

13.187.493

448

 

3,52%

Đồng/tấn

(Quảng Ngãi)

10.811.439

11.260.161

449

 

4,15%

5

Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam

 Bình 12kg

269.000

274.500

458

5.500

2,0%

6

Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn

Đồng/tấn

(Hải Phòng)

10.423.480

10.872.289

449

 

4,31%

Đồng/tấn

(Tp.HCM)

10.526.622

10.975.407

449

 

4,26%

7

Công ty TNHH thương mại Trần Hồng Quân

Bình 12kg

257.000

262.000

417

5.000

1,9%

Đồng/tấn

11.268.000

11.720.000

452

 

4,0%

               

Thống kê mức điều chỉnh giá LPG theo kê khai giá (đã bao gồm thuế GTGT) của 7 doanh nghiệp như sau:

  + Tại các kho cảng và đầu mối giao nhận: Giá bán buôn tăng từ 451.000 – 455.000 đồng/tấn.

  + Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh: Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng khoảng 274.500 đồng/bình 12kg; tăng khoảng 5.500 đồng/bình 12kg.

+ Khu vực Hà Nội: Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng khoảng 262.000-291.500đ/bình 12 kg (tăng khoảng 5.000-5.500đồng/bình 12kg).

  Do thời tiết vào mùa hè, nguồn cung LPG trên thế giới hiện ổn định và theo diễn biến của giá dầu thế giới nên dự kiến giá LPG thị trường thế giới và trong nước sẽ ổn định trong nửa cuối tháng 5/2016.

8. GIÁ XĂNG DẦU

Thị trường thế giới: Trong 15 ngày đầu tháng 5/2016, giá xăng dầu thành phẩm thế giới biến động tăng ở tất cả các mặt hàng. Cụ thể, so với bình quân 15 ngày đầu tháng 4/2016, giá xăng dầu tăng từ 6,59% đến 20,2%; So với bình quân cả tháng 4/2016, giá xăng dầu tăng từ 3,69% đến 12,51% tùy từng chủng loại.

Nguyên nhân giá xăng dầu thị trường thế giới tăng là do sản lượng khai thác dầu mỏ của Iran tăng nhanh sau khi lệnh trừng phạt quốc tế bị dỡ bỏ, sản lượng khai thác của Nga cũng đạt mức cao nhất trong vòng 30 năm qua. Bên cạnh đó, có nguồn thông tin cho rằng nội bộ các nước OPEC sẽ chỉ hạn chế sản lượng khai thác mà không đóng băng sản lượng như dự định ban đầu.

Mức tăng chi tiết từng mặt hàng như sau:

Đơn vị tính: USD/thùng, riêng madut: USD/tấn

Chủng loại

BQ tháng

4/2016

BQ 15 ngày đầu tháng 4/2016

BQ 15 ngày đầu tháng 5/2016

So sánh

(1)

(2)

(3)

(3)/(2)

(3)/(1)

Mức

Tỷ lệ %

Mức

Tỷ lệ %

Xăng RON92

51,50

50,10

53,402

3,30

+6,59

1,90

+3,69

Dầu hỏa

49,53

47,13

52,320

5,19

+11,01

2,79

+5,63

Dầu điê-zen 0.05S

48,08

44,71

52,311

7,601

+17,00

4,23

+8,80

Madut 180cst 3,5%S

192,16

179,87

216,203

36,333

+20,20

24,04

+12,51

               

Dự báo giá xăng dầu thế giới 15 ngày cuối tháng 5/2016 có khả năng tăng.

- Giá xăng dầu trong nước: Căn cứ diễn biến giá xăng dầu thế giới, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã có công văn số 3835/BCT-TTTN ngày 05/5/2016 về điều hành kinh doanh xăng dầu. Trong đó, yêu cầu các thương nhân xăng dầu đầu mối:

Giữ nguyên mức trích lập Quỹ BOG xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành;

+ Sử dụng Quỹ BOG xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như sau: xăng khoáng và xăng E5 ổn định so với kỳ trước: xăng khoáng: 639 đồng/lít; xăng E5: 672 đồng/lít; dầu điêzen: 846 đồng/lít (tăng 286 đồng/lít so với kỳ trước); dầu hỏa: 1.029 đồng/lít (tăng 151 đồng/lít so với kỳ trước); dầu madut tăng 323 đồng/kg (kỳ trước không sử dụng).

+ Sau khi thực hiện việc trích lập, sử dụng Quỹ BOG xăng dầu như trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn: Xăng Ron 92 không cao hơn 15.586 đồng/lít; xăng E5 không cao hơn 15.076 đồng/lít; dầu điêzen 0,05S không cao hơn 11.023 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 9.455 đồng/lít; dầu ma dút 180CST 3,5S không cao hơn 7.860 đồng/kg.

+ Thời gian thực hiện trích lập, sử dụng Quỹ BOG xăng dầu áp dụng từ 15 giờ 00 ngày 05/5/2016. Thời gian điều chỉnh giá xăng dầu do thương nhân đầu mối quyết định nhưng không sớm hơn 15 giờ 00 ngày 05/5/2016.

Căn cứ điều hành của Liên Bộ Công Thương – Tài Chính, các thương nhân đầu mối đã điều chỉnh tăng giá bán mặt hàng xăng RON 92 (tăng 646 đồng/lít), xăng E5 (tăng 634 đồng/lít), dầu điêzen 0,05S (tăng 650 đồng/lít), dầu hỏa (tăng 550 đồng/lít) và dầu madút 180cst 3,5 (tăng 300 đồng/kg) phù hợp với quy định tại công văn số 3835/BCT-TTTN ngày 05/5/2016 của Bộ Công Thương.

Cụ thể, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường; mức trích, mức sử dụng quỹ BOG và thuế nhập khẩu bình quân gia quyền hiện hành như sau:

Các chủng loại xăng dầu

Giá bán trong nước hiện hành (đồng/lít,kg)

Quỹ BOG (đ/l,kg)

Thuế suất thuế nhập khẩu BQGQ(%)

Trích

Sử dụng

Xăng RON 92

15.580

300

639

18,35

Xăng E5

15.070

0

672

18,35

Dầu điêzen 0,05S

11.020

300

846

2,32

Dầu hỏa

9.450

300

1.029

0

Dầu madut 3,5S

7.860

300

323

0

         

Ghi chú: Giá bán hiện hành lấy theo giá bán hiện hành của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.

9. THUỐC

Về cơ bản, thị trường dược phẩm 15 ngày đầu tháng 5/2016 vẫn tiếp tục ổn định, đáp ứng đủ thuốc cung ứng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Qua khảo sát một số loại thuốc bán lẻ trên thị trường không có mặt hàng nào biến động giá so với cuối tháng 4/2016, cụ thể:

 

 

Stt

Tên thuốc

Đvt

Hãng sản xuất

Đơn giá (VNĐ)

So với cuối tháng 4/2016 (%)

1

Amplicilin 500mg

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Cty cổ phần dược liệu TW2

76.000

0

2

Thuốc ho bổ phế Nam Hà

Lọ x 125ml

Nam Hà Pharma

13.500

0

3

An Thảo

Hộp 5 vỉ x 10 viên

Dược phẩm Yên Bái

53.000

0

4

Rutin-C

Hộp 100 viên

Intech pharma

15.000

0

5

Vitamin 3B

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Dược thảo Phúc Vinh

50.000

0

6

Plusssz max

Lọ 20 viên

NP Pharma

32.000

0

7

Dophazolin

Lọ 8ml

Đại học dược HN

12.000

0

8

Vimaxx (eyes drops)

Lộ 15ml

Cty cổ phần dược phẩm Nam Hà

15.000

0

  Nguyên nhân giá thuốc ổn định do nguồn cung thuốc dồi dào; giá nhập khẩu thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc nhìn chung ổn định.

Dự báo trong 15 ngày cuối tháng 5/2016, giá thuốc trên thị trường tiếp tục ổn định, nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của người dân.

10. VÀNG

- Thị trường thế giới: Mặc dù giảm nhẹ trong 15 ngày đầu tháng, giá vàng thế giới vẫn ở mức cao nhất kể từ tháng 1/2016 đến nay. Mức giá cao nhất: 1.292,20USD/ounce (2/5), thấp nhất: 1.265,10 USD/ounce (10/5), trung bình: 1.267,43USD/ounce.

Lo ngại về đà phục hồi kinh tế Mỹ và số liệu (4/2016) không khả quan về hoạt động sản xuất công nghiệp, đầu tư và doanh số bán lẻ của Trung Quốc-quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới; triển vọng chưa nâng lãi suất cơ bản đồng USD của FED, chính sách lãi suất âm của ECB, JB... là những yếu tố chính tác động làm tăng vai trò tài sản bảo đảm an toàn khiến giá vàng tiếp tục đứng ở mức cao.

  - Thị trường trong nước: Trong 15 ngày đầu tháng 5/2016, giá vàng trong nước chững lại trước xu hướng giảm của giá vàng thế giới. Hiện tại giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới khoảng 100.000 đồng/lượng (quy đổi theo tỷ giá liên ngân hàng). Theo phân tích của các chuyên gia, giá vàng trong nước đang chững lại sau gần một tuần tăng liên tục do các nhà đầu tư tăng mạnh bán ra để chốt lời, sau khi vàng chạm mốc 34 triệu đồng mỗi lượng.

Giá bán vàng 99,99% tại các công ty kinh doanh vàng bạc Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đầu tháng dao động lần lượt ở mức 3,395-3,392 triệu đồng/chỉ, đến giữa tháng, giá vàng tăng nhẹ và dao động phổ biến ở mức 3,405-3,402 triệu đồng/chỉ, với cùng mức tăng nhẹ lần lượt là 10.000 đồng/chỉ.

11. ĐÔLA MỸ

- Thị trường thế giới: Giá Đôla Mỹ tăng liên tục trong 15 ngày đầu tháng 5/2016; chỉ số USD Index tăng từ 92,62 điểm (2/5), lên 94,27 điểm (10/5), lên 95,53 điểm (15/5). Tại Mỹ, trong tháng 4/2016, nền kinh tế tạo ra 160.000 việc làm mới, tỷ lệ thất nghiệp 5,0%. Số việc làm tăng trong các ngành dịch vụ kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, tài chính; số việc làm ổn định trong các ngành xây dựng, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, vận tải, thông tin, giải trí; số việc làm giảm trong ngành khai mỏ.

Tại khu vực Eurozone, tình hình giảm phát kinh tế chưa có dấu hiệu cải thiện; khủng hoảng người nhập cư, tình trạng già hóa dân số tiếp tục là những yếu tố cản trở năng suất lao động. IMF (4/2016) hạ 0,2 điểm phần trăm về dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực này năm 2016 xuống 1,5% so với mức đưa ra tháng 1/2016. Trong 15 ngày đầu tháng 5/2016, cặp tỷ giá Euro/USD diễn biến theo hướng Đô la Mỹ tăng giá so với Euro: 01 Euro đổi được 1.153,8 USD (2/5); 1.137,62 USD (10/5); 1.112,51 USD (15/5).

- Thị trường trong nước: Trong 15 ngày đầu tháng 5/2016, tỷ giá trung tâm được điều chỉnh theo xu hướng tăng, thời điểm giữa tháng áp dụng ở mức 21.877 đồng/USD, tăng 35 đồng so với mức áp dụng đầu tháng. Tương tự, tỷ giá Đôla Mỹ tại các ngân hàng thương mại cũng tăng. Tại ngân hàng thương mại, tỷ giá Đôla Mỹ đầu tháng được niêm yết ở mức mua vào/ bán ra là: 22.250-22.320 đồng/USD, đến giữa tháng tỷ giá có xu hướng tăng, hiện thời điểm giữa tháng được niêm yết ở mức 22.270-22.340 đồng/USD, với cùng mức giảm ở hai chiều mua vào/bán ra là 20 đồng/USD.

  Tỷ giá hạch toán giữa Đồng Việt Nam với Đôla Mỹ tháng 5/2016 được Bộ Tài chính công bố áp dụng cho các nghiệp vụ quy đổi và hạch toán thu, chi ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ; quy đổi và hạch toán sổ sách kế toán của Kho bạc Nhà nước là 1USD = 21.853 đồng, giảm 21 đồng so với tháng trước.

 

Nơi nhận        

- Lãnh đạo Bộ (b/c);

- Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng

Thường trực Ban Bí thư (b/c);

- Ban Kinh tế Trung ương;

- UB Kinh tế Quốc hội;

- Văn phòng CP (Vụ KTTH);

- Các Bộ: NN&PTNT, Công Thương (Vụ CSTTTN, Cục QLTT), KH&ĐT, XD, Công An (Cục Bảo vệ ANKT, Tổng Cục An Ninh);

- Bộ Tài chính: Vụ CST, Vụ NSNN, Thanh tra Bộ, HVTC, Tổng cục Thuế, Viện CL&CSTC, Đại diện CQ Bộ tại TP. HCM;

- Sở TC các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Hội Thẩm định giá Việt Nam;

- Lãnh đạo Cục QLG;     

- Các đơn vị thuộc Cục QLG;

- Lưu: VT, THPTDB.

KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Thị Thúy Nga

 

*1 Xăng RON92: 646 đồng/lít, xăng E5: 634 đông/lít, dầu dieezen 0,05S: 650 đông/lít; dầu hỏa: 550 đồng/lit, dầu Mazut: 300 đồng/kg.